Tỉ lệ hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bán qua ngân hàng sau năm thứ nhất cao ngất ngưởng, có nơi lên đến 73%. Người mua bảo hiểm phải chấp nhận mất trắng số tiền đã đóng.
Khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng lam đơn khiếu nại, tố cáo - Ảnh: B.MAI
Nên có quy định nghiêm cấm nhân viên ngân hàng tiếp thị hoặc môi giới mua bảo hiểm bằng mọi hình thức với khách hàng của ngân hàng.
Bạn đọc Nguyễn Thái
Nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ Online đề nghị cơ quan hữu quan phải có biện pháp mạnh tay để siết chặt chuyện bán bảo hiểm qua ngân hàng. Đừng để khách hàng bị o ép thua thiệt.
Bạn đọc Phong kể lại chuyện bị dồn vào thế khó ép mua bảo hiểm: "Tôi từng vay tiền mua chung cư. Lúc tư vấn hồ sơ vay thì nhân viên ngân hàng không nói, đợi đặt cọc nhà xong đến lúc ký giấy tờ giải ngân thì bắt mua bảo hiểm nhân thọ. Vào thế này không mua thì mất cọc nhà. Ức chế cũng phải cắn răng mua, sau một năm thì ngưng đóng bảo hiểm".
Tương tự, bạn đọc Hoa Hồng cho biết: "Mua cái nhà để chui ra chui vô, nợ còng lưng đã khổ rồi, còn gánh thêm 20 triệu tiền phí bảo hiểm năm đầu và biết chắc sẽ bỏ. Không ai khổ bằng người đi vay tiền!".
"Khi vay tiền mua nhà, tôi cũng bị nhân viên ngân hàng yêu cầu phải muabảo hiểm nhân thọtrong khi tôi đã tham gia hai hợp đồng bảo hiểm rồi. Vậy xin hỏi ngân hàng cầm hồ sơ thế chấp rồi sao còn ép khách hàng phải mua bảo hiểm khoản vay? - bạn đọc B.L. bức xúc. Và bạn đọc edis****@yahoo.com chỉ rõ: "Bản chất cho vay thế chấp và tín chấp là hai mức lãi khác nhau, đã bao gồm bảo hiểm trong đó rồi, tại sao phải bắt người vay gánh thêm?".
Bạn đọc Da Nang cho rằng cần rà soát ngân hàng nào có liên kết với bảo hiểm nhiều nhất, công ty bảo hiểm nào bán hợp đồng thông qua ngân hàng nhiều nhất. Từ đó có những giải pháp chấn chỉnh, bảo vệ người đi vay.
Theo bạn đọc Coc, "cần phải xử lý trách nhiệm của lãnh đạo ngân hàng vì nhân viên ngân hàng không có quyền tự ý đưa dịch vụ bảo hiểm vào trong ngân hàng đểchào bán bảo hiểmcho khách vay và khách gửi tiết kiệm".
Bạn đọc An Đặng đề nghị: "Cần có quy định nếu ngân hàng nào bán bảo hiểm mà tỉ lệ hủy năm thứ hai cao thì cơ quan quản lý nên cho ngân hàng đó ngưng kinh doanh bảo hiểm".
Mua bảo hiểm thành mua rủi ro
Điều tưởng như vô lý này đang là thực tế rối bời với nhiều người. Vì vội vã mua khi chưa hiểu đúng về gói bảo hiểm, hợp đồng nếu có đọc cũng không nhớ hết các điều khoản. Khi hiểu ra lợi ích không như mình tưởng thì hợp đồng đã ký rồi.
Lỗi do người mua vội tin lời chào mời quảng cáo. Nhưng cay đắng và éo le hơn là chuyện đi vay tiền bị buộc phải mua bảo hiểm. Người mua có thể không hiểu tới nơi nên mua nhầm nhưng bên bán (ngân hàng và các công ty bảo hiểm) hiểu rất rõ việc mình. Biết bao nhiêu người mua bảo hiểm đã ngậm đắng nuốt cay, chấp nhận bỏ số tiền đã đóng vì không có khả năng đóng hoặc vì bị vô thế phải mua chứ không có nhu cầu.
Người đi vay, mắc nợ ngân hàng phải lo trả vốn và lãi bở hơi tai, mấy ai muốn mua bảo hiểm. Mua bảo hiểm kiểu này khác gì mua thêm rủi ro khi mất khả năng đóng tiền. Các ngân hàng không thể không thấy rủi ro của khách nhưng vẫn chào mời và ép buộc khách mua.
Ngân hàng hẳn cũng hiểu rất rõ việc khách hàng của mình mua bảo hiểm rồi sau đó phải bỏ ngang, mất tiền. Bây giờ, ngân hàng có thể dễ dàng quay lưng với khách hàng. Ngân hàng nào sai mức độ nào cần được làm rõ, xử lý nghiêm.
PHƯƠNG NGA
32,4 - 73% hợp đồng bảo hiểm bán qua ngân hàng bị hủy: Vì sao ngân hàng đua bán bảo hiểm?
Hoạt động bán bảo hiểm nhân thọ qua kênh ngân hàng đã gặp nhiều khó khăn hơn sau khi cơ quan chức năng vào cuộc do nhiều khách vay lên tiếng tố bị nhân viên ngân hàng ép mua. Tuy nhiên đây vẫn là "mỏ vàng" của các ngân hàng.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0